Tư tưởng “Hòa quang đồng trần” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông thể hiện bằng hành động.

alt

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên núi Yên Tử (Quảng Ninh).

Hoàng đế Trần Nhân Tông – vị anh hùng dân tộc, một nhà tu hành nổi tiếng đã sáng lập lên trường phái Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam. Với tư tưởng “Hòa quang đồng trần” Ngài đã hành động theo phương châm Đạo không thoát li đời mà cứu đời cũng chính là tu đạo. Chính vì vậy Ngài đã có những cách hành xử kỳ lạ khi đã trở thành nhà tu hành mà sau này người ta phải đi sâu tìm hiểu và lý giải.

Sau đây là một số minh chứng mà tác giả bài này sưu tầm được, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Hòa Quang đồng trần nghĩa là gì? Theo Phật âm từ điển:

Hoà quang đồng trần (和光同塵) Hòa ánh sáng cùng với bụi. Nghĩa là hòa hợp với trần tục mà không tự lập dị. Từ ngữ này có xuất xứ từ câu Hòa kì quang, đồng kì trần của Lão tử. Trong Phật giáo, từ ngữ này được dùng để chỉ cho việc Phật, Bồ tát vì cứu độ chúng sinh phải ẩn giấu ánh sáng trí tuệ, dùng thân Ứng hóa tạm thời phương tiện sinh trong cõi trần dẫy đầy phiền não, kết duyên với chúng sinh để rồi lần lượt dắt dẫn họ vào Phật pháp. Ma ha chỉ quán quyển 6 phần dưới gọi việc làm quyền xảo trên đây là Hòa quang đồng trần. Nhưng kinh Niết bàn quyển 6 (bản Bắc) thì gọi là Hòa quang bất đồng trần, nghĩa là Phật và Bồ tát vì đạt mục đích cứu độ mà hòa hợp với chúng sinh cõi trần, nhưng không bị những điều xấu ác làm ô nhiễm.

Thượng tọa Thích Thanh Đạt – Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội cho rằng:

“Tư tưởng Thiền của Trần Nhân Tông là tư tưởng Thiền nhập thế. Đây cũng là đặc điểm chung của tư tưởng các vị tiền bối của ông  như Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung.  Điều này đã được giới học giả cơ bản thống nhất công nhận. Tinh thần nhập thế đó thể hiện rõ ràng trong cả hành trạng, ứng xử, các lời thuyết giảng, thảo luận và trong thơ văn của Trần Nhân Tông.

Điều lạ lùng đầu tiên về Ngài Trần Nhân Tông là sau khi làm vua, dù đã ngộ đạo, Ngài vẫn cầm quân đánh giặc. Hành động của Ngài phải chăng đã mâu thuẫn với giới không sát sanh trong nhà Phật? Có thể thấy rằng nếu lúc đó Ngài giữ giới sát, không dám bảo vệ đất nước, cuối cùng để bao nhiêu con người phải lầm than thì đó mới là cái tội rất lớn. Chính vì hiểu rõ nhân quả nên Ngài càng có trách nhiệm với đất nước mình, không cho đất nước bị kẻ giặc tàn phá. Nội tâm ngộ đạo dù thanh cao như mây như gió, nhưng không bao giờ là buông xuôi thụ động cả. Đó là lý do mà Ngài đã thân chinh chỉ huy trận đánh. Đây là bài học rất lớn cho hậu thế.

Vào năm 1293, Ngài đã nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, lui về làm Thái Thượng Hoàng. Sang năm 1294 Ngài xuất gia. Sau khi xuất gia, cũng trong năm này, Ngài lại đích thân cầm quân sang chinh phạt Ai Lao. Đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử Phật giáo thế giới.

Đọc sử đến đây chúng ta lướt qua, không lý giải được. Tại sao một người đã xuất gia rồi vẫn cầm quân đánh giặc? Lý giải về điều này, Thượng tọa cho biết thật ra trước khi xuất gia Ngài Trần Nhân Tông đã từng đánh giặc Ai Lao một lần rồi, nên Ngài hiểu rất rõ về quân Ai Lao, Ngài cũng biết rằng nếu đích thân Ngài đánh thì sẽ thắng, và điều cốt yếu là ngăn chặn không cho hiếu sát. Nếu giao cho một tướng khác thì có thể ta vẫn thắng, nhưng vị tướng ấy sẽ truy sát đến cùng. Cho nên dù thắng vẫn tạo thành cái tội chung cho toàn dân tộc. Còn với trí tuệ của một thiền sư, một bậc Thánh, Ngài đủ sức tính toán đánh ngang đâu là vừa. Đó là nguyên nhân sâu xa mà hậu thế hiếm ai hiểu nổi.

Tiếp theo, sau khi đánh tan giặc Ai Lao, Ngài không ở yên trong chùa với tư cách là một Thái Thượng Hoàng, một thiền sư để mọi người đến học, thay vào đó Ngài đã đi du phương giáo hóa. Chống gậy đi khắp nơi, Ngài kiên nhẫn phá bỏ các “dâm từ”, khuyến hóa dân “tu thập thiện”.

Là người cực kì trí tuệ, vua Trần Nhân Tông cũng biết rằng sau này vua Chế Mân qua đời, cả triều đình và thần dân Chiêm Thành sẽ phản đối quyết định cắt đất cúng dường của Chế Mân, xem đó như hành vi phản quốc. Vì vậy, để bảo vệ uy tín của vua Chế Mân, Ngài Trần Nhân Tông phải tặng điều gì rất quý, rất xứng đáng lại cho Chiêm Thành. Đây chính là lý do tại sao đời nhà Trần, Huyền Trân công chúa được gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân. Có thể nói, Ngài Trần Nhân Tông đã giải được bài toán hóc búa này một cách cực kì xuất sắc, xưa nay hiếm ai làm được.

Đến khi hai bên đã giao hảo, đất nước được hòa bình thêm một thời gian nữa, Chiêm Thành không cần chạy đua vũ trang với Đại Việt, lúc đó Ngài mới trở về, trên mình đắp chiếc y nguyên thủy.

Sau đó, vua Trần Anh Tông cho quân xuống trấn giữ Châu Ô và Châu Lý. Tại những vùng này người Đại Việt bắt đầu ở lẫn với người Chiêm Thành, và giọng nói Đại Việt và Chiêm Thành pha lẫn nhau, kết quả là giọng Quảng Trị như ngày nay. Vào thời đó, nếu người Chiêm Thành rút hết thì từ Quảng Trị đến Quảng Nam hôm nay chỉ nói giọng Hà Nội mà thôi. Đó là cái dấu ấn của lịch sử ta không thay đổi được, và đây là một điều lạ trong cuộc đời vua Trần Nhân Tông.

Sau khi trở về, Ngài lên Yên Tử lập ra phái mới, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà. Và mãi 5 năm sau Huyền Trân công chúa mới được gả cho vua Chế Mân. Nhưng tiếc rằng vua mất không lâu sau đó, mà theo tục lệ Chiêm Thành thì hoàng hậu phải chết thiêu theo vua. Nhưng không để điều đó xảy ra, Đại Việt đã chỉ đạo tráo người lên giàn hỏa thiêu, cứu công chúa về. Qua năm sau nữa (vào tháng 03 năm 1308) thì vua Trần Nhân Tông qua đời tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử, Đông Triều, Quảng Ninh.

“Cuối năm 1299, Nhân Tông từ bỏ hoàng cung lên núi Yên Tử xuất gia, tu theo hạnh đầu đà, lấy pháp hiệu Hương vân đại đầu đà. Sự kiện này, chưa từng có trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, một vị Thái thượng hoàng sau khi đã đánh tan hai lần đế quốc xâm lược, danh tiếng lẫy lừng, sống đời vương giả trong cung vàng điện ngọc mà lại tự nguyện từ bỏ tất cả, để vào trong rừng sâu núi thẳm, sống đời cô đơn, đạm bạc của kẻ tu sĩ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, chịu cảnh cơ hàn; khiến dân chúng không khỏi kính phục.

Chúng ta đã biết, trước khi Nhân Tông xuất gia, trong nước lúc bấy giờ đã có mặt nhiều dòng phái Phật giáo như: Phái Thăng Long do cư sĩ Thụng sư truyền vào, phái Yên Tử do thiền sư Hiện Quang khai sáng, phái Lâm Tế từ Chương Tuyền, Trung Quốc do cư sĩ Thiền Phong truyền sang và phái của thiền sư Vương Chí Nhàn, Hòa thượng Nhật Thiển; đó là chưa kể những vị chỉ biết tên mà không rõ họ thuộc thiền phái nào. Tình hình Phật giáo lúc bấy giờ không có sự thống nhất, mạnh dòng nào thì phái đó phát triển và chúng ta cũng có thể đưa ra giả thiết đã có sự công kích lẫn nhau; vì thế sau khi xuất gia Trúc Lâm đã cho phát hành hàng loạt sách vở như Phật giáo pháp sự, Đạo tràng tân văn, Công văn cách thức, có nội dung thống nhất về thể thức hoạt động trong tôn giáo.

Ngài đã thống nhất các dòng thiền thời đó là Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Lâm Tế, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường về một mối, đồng thời nỗ lực xây dựng một giáo hội Phật giáo thống nhất và hoà

Ngay từ buổi đầu khai sơn, Trúc Lâm đã chăm lo cho sự nghiệp giáo hội sau này. Việc đầu tiên ông cho xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, mở trường giảng dạy, khai pháp độ tăng ở khắp mọi nơi. Đặc biệt, tuy là người đứng đầu giáo hội với nhiều Phật sự, nhưng Trúc Lâm vẫn giữ đúng bổn phận, nghĩa vụ của mình, hàng năm thường tổ chức giảng dạy, không chỉ trực tiếp giảng dạy mà cũng cử người cùng tham gia giảng dạy trong hạ trường”.

(Thượng tọa Thích Thanh Đạt  – Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội)

Năm 1299, Trần Nhân Tông xuất gia ở núi Yên Tử. Từ đây mở ra một bước ngoặt mới trong cuộc đời và sự nghiệp của Trần Nhân Tông, mà dấu ấn đậm nét nhất của quá trình này là việc đưa hai châu Ô và Lý vào lãnh thổ Đại Việt. Đây chính là sự nghiệp mở nước của Trần Nhân Tông.

Châu Ô chính là vùng đất Ô Mã của Champa. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Champa năm 1283, Toa Đô đã biết đây là vùng đất “nằm gần nước An Nam”, như Nguyên sử đã ghi nhận. Còn châu Lý, tức vùng đất Việt Lý, mà Toa Đô phải đi qua trước khi tiến công vào trại Bố Chính và đất Hoan Ái của Đại Việt. Cánh quân Toa Đô từ phía Nam đánh ra đã gây nên diễn biến chính trị và quân sự phức tạp đến nỗi đích thân Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Thánh Tông đã phải chỉ huy để đối phó lại với chúng và cuối cùng đã chiến thắng vang dội với việc chém đầu Toa Đô và bắt sống gần một vạn quân Nguyên tại trận Tây Kết lần thứ hai.

Hơn thế nữa, hai châu Ô và Lý vừa có núi cao hiểm trở chắn ngang ra biển (từ Bắc vào Nam phải lần lượt qua các đèo: Phước Tượng, Phú Gia và Hải Vân, cao nhất và nguy hiểm nhất là đèo Hải Vân; vừa có cảng sâu thuận lợi cho thủy quân như cảng Tư Hiền, Thừa Thiên Huế và cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Có thể nói rằng, trên cả ba lĩnh vực giữ nước, dựng nước và mở nước, vùng đất này giữ một vị trí chiến lược xung yếu. Mở nước về phía Nam, trước tiên là nắm lấy hai châu Ô và Lý, đã trở thành một xu thế tất yếu đối với sự sống còn của Đại Việt. Quan điểm này hầu như thống nhất trong chính giới Đại Việt lúc bấy giờ. Song tiến hành bằng biện pháp nào để đạt được “nhân quần hòa hợp, chúng sinh an lạc” đang là một vấn đề thách thức đối với triều Trần, trước hết là Trần Nhân Tông.

Sau cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288) thắng lợi, chính lúc này, giới quân sự Đại Việt đã gây sức ép với triều đình trong chính sách mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Song với cái nhìn của một bậc minh quân hòa quyện với một trí tuệ bát nhã của một vị thiền sư uyên thâm Phật học, Trần Nhân Tông đã đi theo một con đường khác, “hầu như nghịch lý với lịch sử”: Con đường hòa bình. Điều cần nhấn mạnh ở đây là để cho con đường này trở thành hiện thực, đích thân Trần Nhân Tông phải “xông pha trận mạc”.

Tháng Ba năm 1301, với tư cách là một tăng sĩ, Trần Nhân Tông mở cuộc vân du Champa, đến tháng Mười Một cùng năm mới trở về Đại Việt. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, một vị hoàng đế với tư cách một tăng sĩ đã có chuyến hành trình ngoại giao dài nhất. Cái thời gian dài nhất này là một phần giải thích cho thành quả đạt được của chuyến đi lịch sử này.

Thời gian ở Champa, Trần Nhân Tông đã được Hoàng đế Chế Mân đón tiếp nồng hậu, bởi trong cuộc chiến tranh chống xâm lược Mông – Nguyên vừa mới kết thúc không lâu về thời gian, Đại Việt và Champa là đồng minh của nhau. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Champa của triều Nguyên năm 1283, Trần Nhân Tông không chỉ không đồng ý cho Hốt Tất Liệt mượn đường Đại Việt xâm lăng Champa, mà ngược lại đã gửi 2 vạn quân và 500 chiến thuyền chi viện cho nhân dân Champa chống Mông – Nguyên, góp phần giúp nhân dân Champa giành thắng lợi. Trong lời đề từ cho bức tranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ, Trần Chí Chính viết: “Có lúc Ngài viễn du hóa độ cho các nước lân bang, phía Nam đến tận Champa, đã từng khất thực ở trong thành. Vua nước Champa biết được điều đó, hết sức kính trọng thỉnh mời, dâng cúng trai lễ, sắp sẵn thuyền bè nghi trượng, thân hành tiễn Ngài về nước”(20).

Chắc chắn với thời gian ở Champa, giữa Trần Nhân Tông và Chế Mân đã có những cuộc đàm đạo ngoạn mục. Sử liệu không ghi lại đầy đủ nội dung những cuộc đàm đạo này, trừ việc Chế Mân đồng ý dâng hai châu Ô và Lý cho Đại Việt để được kết duyên với công chúa Huyền Trân, người con gái duy nhất của Trần Nhân Tông. Trần Chí Chính viết tiếp trong lời đề từ cho bức tranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ, rằng Chế Mân đã “đem đất hai Châu làm lễ cúng dâng cho Ngài. Ấy là Thần châu và Hóa châu nay vậy”(21).

Trở lại Thăng Long, Trần Nhân Tông thông báo với triều thần về kết quả chuyến đi, trong đó nội dung quan trọng nhất là việc gả công chúa Huyền Trân cho Hoàng đế Champa, để hai Ô và Lý sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Tháng Hai năm Ất Tỵ (1305), Chế Mân sai sứ là Chế Bồ Đài và hơn một trăm người cùng đi, đem vàng, bạc, hương quý và vật lạ đến Thăng Long dâng để xin sính lễ. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: “Tháng Hai, Chiêm Thành sai Chế Bồ Đài và bộ đảng hơn trăm người dâng hiến vàng bạc, hương quý, vật lạ làm lễ vật cầu hôn”(22). Sử liệu này cho thấy cuộc hôn nhân Chế Mân – Huyền Trân đã được hình thành trên cơ sở tự nguyện từ phía vương triều Champa, chứ không có một sức ép nào từ phía Đại Việt.

Điều này là hợp lý, bởi khi việc cầu hôn của Chế Mân được đặt ra, triều thần Đại Việt hầu hết không đồng ý, chỉ Văn Túc Vương Đạo Tái cho là nên và Trần Khắc Chung tán thành. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép tiếp: “Các quan trong triều đều cho là không nên, duy có Văn Túc Vương Đạo Tái chủ trương bàn việc đó, Trần Khắc Chung tán thành, việc bàn mới quyết”(23). Hẳn là triều thần không hiểu hết ý nghĩa của cuộc hôn nhân mà Trần Nhân Tông đã ra sức vun đắp, tạo dựng; hoặc với họ muốn mở nước nên chăng dùng đến biện pháp quân sự; nhưng chắc chắn trong họ vẫn còn vướng bận sự kỳ thị chủng tộc. Mặc dù vậy, quyết định Trần Nhân Tông trước sau vẫn không thay đổi. Tháng Sáu năm Bính Ngọ (1306), khi đưa công chúa Huyền Trân về Champa.

Để có được cuộc hôn nhân lịch sử mà chú rể là hoàng đế Champa và cô dâu là công chúa Đại Việt, Trần Nhân Tông đã phải vượt qua nhiều trở lực khác, trong đó cái khó khăn nhất là thắng “cái tự ngã”. Chúng ta biết rằng công chúa Huyền Trân là con gái duy nhất của Trần Nhân Tông. Vượt qua được những vướng mắc tình cảm thiêng liêng của gia đình, Trần Nhân Tông và con là Huyền Trân đã nêu một tấm gương sáng ngời hy sinh vì đại cuộc.

Hai châu Ô và Lý “vuông ngàn dặm” đã thực sự được sáp nhập vào Đại Việt (1306). “Sau cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thắng lợi (1288), thanh thế Đại Việt lẫy lừng khắp cõi Đông Á mà chọn kế sách mở nước bằng con đường hữu nghị và hòa bình thì thật là vĩ đại. Bởi lẽ xưa nay trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới, việc mở nước theo con đường phi binh đao thì hiếm thấy”(26).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá: “Trong con người và sự nghiệp của Trần Nhân Tông, đời và đạo luôn luôn hòa quyện vào nhau, gắn bó với nhau vì hạnh phúc của muôn dân, vì sự phát triển của đất nước”.

(Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử ký Toàn thư. Bản dịch Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Ấn bản điện tử, năm 2001, tr.200)

Năm 1290, quân Ai Lao nhiều lần quấy phá biên giới phía tây. Binh lực Đại Việt lúc này đã chịu nhiều thiệt hại sau cuộc chiến với quân Nguyên, nhưng Trần Nhân Tông vẫn quyết định ngự giá thân chinh để thị uy. Theo lý giải của ông, nếu lúc này hoà hoãn, quân Ai Lao sẽ biết Đại Việt đang suy yếu mà tấn công dữ dội hơn.

Tháng 3 năm 1292, hoàng tử trưởng Trần Thuyên được lập làm thái tử, kết hôn với con gái của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng (con trai Trần Hưng Đạo).

Tháng 3 năm 1293, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho thái tử, lên làm thái thượng hoàng.

Tháng 9 năm 1293, thái thượng hoàng hậu Bảo Thánh qua đời.

Tháng 8 năm 1294, thái thượng hoàng Trần Nhân Tông thân chinh đánh Ai Lao lần thứ hai.

Sau khi thắng trận trở về, Trần Nhân Tông xuất gia ở Vũ Lâm (thuộc Ninh Bình) nhưng vẫn can thiệp việc nước, dẫn dắt vua con (Trần Anh Tông).

PV. Thi sưu tầm, tổng hợp

Bài viết khác

Tác giả: Hải Phòng Học