
Cúng thần Nam Hải Đại vương tại đền Hòn Dáu
1. Tín ngưỡng, phong tục dân gian.
Do điều kiện sống, lao động của ngư dân trong môi trường biển cả mênh mông đầy những hiểm nguy nên họ dựa vào tôn giáo, tín ngưỡng để tạo dựng niềm tin trước sự bao la hùng vĩ của thiên nhiên.
Trong đó, phổ biến nhất là việc thờ cúng các vị tiền hiền, những người có công trong việc tìm đất, định cư khai phá đất đai, mở mang nghề nghiệp. Bên cạnh đó là việc thờ các nhân vật lịch sử, như vùng biển Quảng Ninh thờ Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, vùng biển Đồ Sơn thờ Nguyễn Hữu Cầu, vùng biển xứ Nghệ thờ Lê Khôi, Nguyễn Thị Bích Châu… Nhưng đáng chú ý nhất là việc phụng thờ Tứ vị Thánh Nương, thờ Cá Ông, thờ thần Độc Cước – Hình thức tín ngưỡng đặc trưng của ngư dân ven biển nước ta.
Ngư dân Đồ Sơn lại tôn thờ những vị thần bản địa như Điểm tước Đại vương (thần chim), Nam Hải thần vương ở đảo Dáu. Trong đó Nam Hải Đại vương tương truyền là một vị tướng nhà Trần mất đầu trong trận thủy chiến Bạch Đằng trôi dạt vào đảo, được ngư dân mai táng, rất thiêng, thường phù hộ, che chở cho họ trong những chuyến ra khơi.
Mỗi khi ra biển, ngư dân thường có sự chuẩn bi ̣rất chu đáo như xem thời tiết, cầu khấn Lão Đảo thần vương (ở Hòn Dáu) và Hà bá thủy quan, ông sông bà lac̣h để mọi sự bình an khi đi biển.
Ở Đồ Sơn trước mỗi mùa đi biển, khoảng thời gian sau ngày rằm, ngư dân thường làm lễ tại nhà, sau đó ra lễ tại đình Nghè (thờ thần Điểm Tước) cầu khấn Thành hoàng phù hô ̣moị sự yên ấm trong gia đình và có mùa cá bội thu. Khi ra khơi, ngư dân thường câp̣ bến miếu Cụ trên đảo Dáu để cúng cầu Đức Nam Hải thần vương.
Mỗi khi ra biển, ngư dân thường có sự chuẩn bi ̣rất chu đáo như xem thời tiết, cầu khấn Lão Đảo thần vương (ở Hòn Dáu) và Hà bá thủy quan, ông sông bà lac̣h để mọi sự bình an khi đi biển.
Ở Đồ Sơn trước mỗi mùa đi biển, khoảng thời gian sau ngày rằm, ngư dân thường làm lễ tại nhà, sau đó ra lễ tại đình Nghè (thờ thần Điểm Tước) cầu khấn Thành hoàng phù hô ̣moị sự yên ấm trong gia đình và có mùa cá bội thu. Khi ra khơi, ngư dân thường câp̣ bến miếu Cụ trên đảo Dáu để cúng cầu Đức Nam Hải thần vương.
Tại thôn Cốc Liễn (xã Minh Tân, huyện Kiến Thụy) có ngôi đình thờ thành hoàng làng là thánh Chử Đồng Tử – một trong Tứ Bất tử của thần điện Việt Nam. Vào ngày 15 tháng 3 (ÂL) hằng năm nhân dân thường tổ chức rước kiệu, dâng hương và mở hội tri ân công đức Ngài. Theo thần tích, xưa kia trên đường ra biển tìm đường buôn bán, Chử Đồng Tử học được phép tiên bèn không đi nữa. Quay về bằng đường sông Đa Độ nay, qua trang Minh Liễn (thôn Cốc Liễn nay) đã cải tử hoàn sinh con cho con trai bà Đa bị chết đuối. Từ đó dân nơi này lập miếu thờ, gọi ngài là thần Đông An. Vào đầu thế kỷ 17, vua Lê Thần Tông (niên hiệu Vĩnh Tộ) đem quân ra miền Hải Đông tiễu trừ giặc loạn. Ngài vào miếu làm lễ và được thần nổi phong ba phù trợ, đã phá tan quân giặc. Để tri ân, Vua xuống chiếu sắc phong thần với mỹ tự “Kinh thiên vĩ địa Đại vương”, ban tiền và giao cho trang Minh Liễn phụng thờ. Nay hiện vật và đồ thờ thần Đông An và Thành hoàng làng được lưu giữ tại đình Cốc Liễn và Di tích lịch sử này được công nhận Di tích LS cấp Thành phố. Hiện Ban quản lý Di tích còn lưu giữ được 17/21 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam phong Thượng đẳng thần kèm mỹ tự cho thành hoàng làng là Đông An (Chử Đồng Tử), trong đó sắc phong quý giá đầu tiên mang niên hiệu Vĩnh Tộ năm thứ 6 được dân làng bảo quản đến giờ.
Tục thờ Tứ vị Thánh Nương khá phổ biến ở nhiều làng Việt, nhất là vùng ven biển Bắc Trung Bộ, thậm chí một số làng ven sông lớn nằm sâu trong đồng bằng cũng có tục thờ này. Tuy nhiên, trung tâm thờ Tứ vị Thánh Nương là ở Đền Cờn (Nghệ An). Tục thờ Cá Ông (Cá Voi) cũng khá phổ biến trong cộng đồng cư dân ven biển từ Thanh Hóa đến Kiên Giang. Trong dân gian vùng ven biển vẫn truyền tụng sự tích Cá Voi, hiện thân của Phật Bà Quan Âm chuyên cứu vớt những ngư dân bị nạn trên biển. Do đó ngư dân đã dùng nhiều danh xưng tôn kính như Ông Cậu, Ông Lớn, Ông Khơi, Ông Lộng, Ông Chuông, Ông Máng, Đức Ngự, Ông Nam Hải, Nam Hải Đại tướng quân… Nhiều lễ hội và sinh hoạt văn hóa dân gian liên quan đến Cá Ông được tổ chức rất sôi nổi như lễ nghinh Ông có múa hát Bả trạo. Lối hát Bả trạo thường được tổ chức vào lễ kị nhật Cá Ông, thậm chí ngay cả trong tang lễ Cá Ông. Việc phụng thờ Cá ông đã trở thành một hình thức tín ngưỡng dân gian đặc sắc, tích hợp các giá trị văn hóa nghệ thuật của từng địa phương.
– Tín ngưỡng thờ cúng ở Duyên hải Nam Bộ.
* Hầu hết các làng ven biển Nam Bộ đều có tín ngưỡng thờ cúng cá Ông, tức cá Voi được thể hiện dưới dạng lễ hội “Nghinh Ông”.
Lễ hội này thường gắn với lễ hội cầu ngư, mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp, phổ biến ở những làng nghề đánh bắt cá hải sản lâu đời dọc bờ biển Nam Bộ.
Nghi thức Nghinh Ông cũng giống như nghi thức Nghinh Thần vào dịp cúng đình, có khác là lễ hội Nghinh Ông diễn ra trên tàu, ghe, trên biển. Tín ngưỡng thờ cá Ông/ cá Voi ở Nam Bộ chịu ảnh hưởng văn hóa Chăm ở Trung Bộ và ảnh hưởng ngư dân các tỉnh ven biển Trung Bộ. Điều mà các nhà khoa học chú ý là sự thay đổi trong cái nhìn về biển cả trong tâm thức ngư dân Việt, trong hành trình xuôi về Nam Bộ. Dân cư ven biển nếu thấy xác cá Voi dạt vào bờ đều chôn cất tử tế. Nhiều nơi còn lập miếu thờ Ông.
* Thờ Mẫu và Nữ thần liên quan vùng biển (gồm Thiên Y Ana, Thủy Long Thánh mẫu, Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Hòn, Thiên Hậu Thánh Mẫu (nữ thần biển), Dinh Cô (Long Hải)… Đây là hệ thống các thiên thần và nhân thần nữ giới (thực chất là hình ảnh hội tụ kết tinh phẩm chất tốt đẹp của những người tiên phong khai hoang mở làng, mở nước)… Giá trị văn hóa của nó là ý thức tri ân, uống nước nhớ nguồn và niềm tin cầu an gắn với nghề nghiệp và địa bàn sinh sống của cư dân làm nghề biển.
* Tín ngưỡng Bà – Cậu
Đây là dạng tín ngưỡng phổ biến của hầu hết mọi dân chài ở vùng biển Nam Bộ, ghe tàu nào cũng có bàn thờ Bà – Cậu với những kiêng kỵ, cúng bái long trọng. Đây là tín ngưỡng thờ thủy thần của cư dân miền Trung vào Nam Bộ khoảng cuối thế kỷ XVII, ảnh hưởng văn hóa Chăm nên đồng hóa Thủy Long và Thiên Y Ana (người chăm xem Bà là nữ thần sóng gió) vào chung hình ảnh thờ Bà. Còn tín ngưỡng thờ cậu tương truyền đó là Cậu Trài và Cậu Quý (Nhị vị công tử) là con trai của Thiên Y Ana.
* Tín ngưỡng Bà Chúa Hòn (Bà Cố chủ)
Tại Kiên Hải (Kiêng Giang), tín ngưỡng Bà Chúa Hòn rất phổ biến, đây là một dạng “Bà Chúa Xứ” ở vùng biển với nhiều tình tiết liên quan đến biển và hải đảo.
Ngoài ra, ngư dân Nam Bộ còn khá nhiều tín ngưỡng, kiêng kỵ khác nhau liên quan đến ghe tàu, sông nước, như tục vẽ mắt ghe, thuyền, tục cúng cô hồn trên biển, tín ngưỡng cúng trong các hang đá ven biển, các nghi thức cúng giỗ người tử nạn trên biển…
Không chỉ vậy, ngư dân nước ta có những kiêng kỵ (đôi khi thái quá) đối với những sự việc mà họ cho rằng ảnh hưởng xấu đến công việc làm ăn, đi biển của họ:
Họ thường không ra biển vào những ngày lẻ hoặc những ngày sát chủ vì họ cho rằng vào những ngày ấy không găp̣ rủi ro thì sản lượng cá cũng ít. Đặc biệt, người đi biển rất kiêng ki ̣ra ngõ gặp đàn bà con gái, nhất là phu ̣nữ có mang. Để chuẩn bi ̣cho chuyến ra khơi, phụ nữ mang thai không được mang lưới xuống thuyền, không tiễn chân, không đi qua mũi thuyền… Nếu chẳng may phạm hải những điều đó thì họ ̣phải đốt vía, giải vía bằng cách đốt lá dứa để át vía độc. Người dân đi biển còn kiêng không găp̣ những người có tang .
2. Lễ hội dân gian:
Lễ hội của ngư dân cũng rất phong phú, đa dạng, mang đậm sắc thái riêng của mỗi địa phương. Vùng biển Quảng Ninh có lễ hội đình Trà Cổ gắn với lục vị tiền hiền có công mở đất lập ở vùng địa đầu Tổ quốc. Lễ hội ở Quan Lạn thể hiện sự kết hợp giữa lễ hội của cư dân nông nghiệp và ngư dân, mở vào dịp tháng 6 âm lịch mang đậm tính lịch sử liên quan đến các danh tướng đời Trần.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, độc đáo và sôi nổi lưu giữ dấu vết văn hóa cổ xưa với câu ca dao nhắc nhở: “Dù ai buốn đâu bán đâu/Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về”. Hội thi đi cà kheo ở thôn Quần Mục, Đông Tác xã Đại Hợp và thôn Nam Hải, xã Đoàn Xá huyện Kiến Thụy gắn với nghề đánh bắt tôm, cá. Người thi đi trên đôi chân cà kheo cao lênh khênh (người đứng cao hơn mặt nước), ai đi nhanh, đi khéo (không ngã) thì đạt giải và làm lễ tạ ở miếu Quan Chánh ở cửa sông Văn Úc. Đây là cuộc thi mô phỏng việc nối dài chân khi đi te, đi xiếc của dân chài nhằm tránh cá dữ (như cá heo) thường vào trước cửa miếu kiếm ăn.
Hội thi bơi thuyền có ở nhiều nơi vùng Duyên hải nhưng ở Hải Phòng thì đa dạng, sôi nổi hơn hẳn, gắn với chiến công lịch sử diệt giặc ngoại xâm phương Bắc trên sông Bạch Đằng và tưởng nhớ công lao bảo vệ Hải tần của nữ tướng Lê Chân và bộ hạ.
Ở nơi này người ta tổ chức thi bơi thuyền nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của ông cha ta trong những trận thủy chiến bảo vệ Tổ Quốc, nơi kia nhằm cầu mong cho sóng yên, biển lặng, đánh bắt được nhiều tôm, cá.
Điển hình cho hội thi bơi thuyền là hội thi thuyền rồng vượt sông Bạch Đằng được tổ chức từ trước cách mạng Tháng Tám. Hiện nay thi thuyền rồng chuyển thành cuộc thi bơi truyền thống vượt sông Bạch Đằng với đường đua dài hơn 20 km. Hằng năm thành phố Hải Phòng kết hợp với Tổng cục TDTT thường tổ chức Hội thi bơi vượt sông Bạch Đằng dành cho các vận động viên Hải Phòng và các tỉnh, thành phố thu hút đông đảo vận động viên bơi lội từ các ngành và các tỉnh, thành phố trên cả nước. Dân đi biển Cát Bà, Cát Hải, Đồ Sơn… thường tổ chức đua thuyền hình rồng khi kết thúc vụ cá Bắc mở đầu vụ cá Nam (khoảng tháng 4, 5 dương lịch) hay khi cúng thần nước lúc hạ thủy thuyền tạo thành nét văn hóa biển độc đáo. Lễ hội đua thuyền rồng trên biển vào ngày Mùng 4 tháng Giêng hàng năm ở Đồ Sơn (sau Tết nguyên đán) và vào ngày 01 tháng 4 (DL) hàng năm ở Cát Bà (nhân kỷ niệm ngày Hồ Chủ Tịch ra thăm làng cá Cát Bà) đã trở thành lễ hội truyền thống của các địa phương này. Ngoài ra, ngày 01 tháng 5 hàng năm, khi khai mạc mùa du lịch biển Đồ Sơn, quận cũng thường tổ chức hội đua thuyền rồng trên biển.
Đua thuyền rồng trên biển ở Cát Bà.
Thuyền rồng đua biển có hình thoi dài khoảng 11m, rộng khoảng 1,5m. Thuyền được đóng đẹp, đầu hình rồng, chi phí có khi tới 30 triệu đồng một chiếc. Mỗi thuyền sẽ có khoảng từ 22 đến 26 người. Mở đầu cuộc thi là tiết mục kéo co giữa các đội thuyền ở trên biển. Sau tiết mục kéo co là đến lắc thúng thuyền không mái của những người ngư dân đến từ vùng biển Nam Trung bộ. Tiếp đến là đua thuyền rồng. Đường đua dài 01 km, 2 bên có cắm cờ báo. Các thuyền đua đi 3 hoặc 4 vòng, tùy theo mỗi năm quy định, thuyền nào trở về đích trước thì sẽ đoạt giải. Những năm gần đây, khi du lịch trên huyện đảo Cát Bà ngày càng phát triển, lễ hội dành cho những người đánh bắt thủy sản trên đảo đã trở thành một lễ hội để quảng bá cho du lịch. Vì thế quy mô và các hoạt động của lễ hội được mở rộng, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham dự.
Rồi còn lễ hội đua thuyền ở làng Ngọ Dương huyện An Dương. Thuyền đua làm bằng gỗ tốt, to lớn, chứa được nhiều tay đua, điều hành là các tài công lão luyện với những từ ngữ cổ. Trước khi đua, dân làng làm lễ trình Thành Hoàng làng là một tướng thủy quân thời Trưng Vương.
Hội thi bơi thuyền truyền thống ở làng Cồn (Quần Mục) xã Đại Hợp được tổ chức vào ngày Mùng 5 tháng Giêng. Làng làm lễ thi bơi, cờ giải cắm tít ngoài khơi, các thuyền đua sau khi làm lễ trình Thánh ở miếu rồi xuất phát. Người đứng xem kín trên bờ, hò reo náo động để cổ vũ đến khi thuyền đua mờ tít ngoài khơi.
Lễ hội Đền Cờn gắn với nhiều phong tục cổ như hội bơi thuyền vào tháng chạp, hội rước thuyền ngự du xuân vào dịp Tết Nguyên đán, lễ tế trâu, tế thần, tế bánh từ mồng 4 đến mồng 7 tết. Nhưng hấp dẫn nhất là tục chạy ói vào rằm tháng giêng, tái hiện sự tích tranh giành nhau cây gỗ thần giữa hai làng Phương Cần và Phú Lương. Ở Nhượng Bạn, trong lễ hội có tổ chức nghi lễ cứu rỗi vong linh những người gặp nạn trên biển, mang đậm ý nghĩa nhân đạo. Ngoài ra ở đây còn có hội đua thuyền diễn ra vào dịp rằm tháng 6 âm lịch rất sôi nổi.
Lễ hội ở Thuận An diễn ra vào dịp tháng chạp với nghi lễ và diễn xướng Cầu ngư náo nhiệt, đặc sắc của một lễ hội miền Trung.
– Lễ hội cúng phước biển:
Đây là lễ hội chủ yếu của cư dân Khmer ở Nam Bộ, cụ thể ở Sóc Trăng. Lễ hội phước biển (Chrôirum chek) thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa ngư dân Việt Nam và Khmer.
P.V Thi, Hội Văn nghệ Dân gian Hải Phòng sưu tầm, biên tập