Những nguy hại đối với sức khỏe khi sử dụng thiết bị nghe- nhìn điện tử

Các phương tiện điện tử thông minh ngày càng nhiều, đang hiện hữu ở mỗi nhà như: ti vi (TV) 4K, máy tính bảng (Ipad), điện thoại thông minh (smartphone)… Mọi người đang được hưởng những lợi ích vô cùng lớn lao do chúng mang lại với một kho tàng kiến thức khổng lồ, sự kết nối toàn cầu qua một nút nhấn.

alt

Nhưng những mặt trái mà chúng mang lại cũng không hề nhỏ, nhất là đối với sức khỏe con người. Những nguy cơ đó là:

  • Rối loạn đồng hồ sinh học: do ánh sáng xanh phát ra làm ảnh hưởng tới việc tiết ra Melatonin, insulin và ảnh hưởng tới sự cân bằng cơ thể, chất lượng, thời gian ngủ kém đi, mệt mỏi, căng thẳng, chán ăn, trầm cảm…
  • Thị lực giảm sút do nhìn chăm chú vào màn hình với độ sáng cao.
  • Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể do màn hình của các thiết bị như điện thoại, máy vi tính (PC), máy tính bảng tồn tại một lượng vi khuẩn khá cao
  • Đau vai, gáy, cổ
  • Đau các khớp ngón tay do cầm, nắm, vuốt, nhắn tin trên điện thoại, máy tính thời gian dài.
  • Ảnh hướng đến thính lực.
  • Dễ gây ung thư: Việc thiếu hụt melamin khiến ta dễ mặc bệnh hơn (theo tài liệu nghiên cứu tại Hoa Kỳ). Thiếu Melamin dẫn đến nguy cơ cao mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt…
  • Gây xấu da, mụn trứng cá, nám da, nếp nhăn là một trong nhưng tác động tiêu cực của việc dùng smart phone, máy tính bảng…

Ngày nay, nhiều gia đình dùng máy tính bảng để ru con ngủ, cho con ăn, hạn chế sự nghịch ngợm của trẻ đã gây ra nhưng tác hại to lớn cho trẻ:

  • Ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não, gây nghiện công nghệ
  • Béo phì, cận thị
  • Chậm phát triển, lười hoạt động thể chất
  • Mất ngủ, bệnh tâm thần, thích bạo lực, làm méo mó quan hệ với cha mẹ
  • Mất trí nhớ bởi kỹ thuật số
  • Nhiễm bức xạ
  • Hạn chế khả năng giao tiếp, nghèo trí tưởng tượng và tư duy

Lời khuyên của bác sĩ:

  • Thường xuyên vệ sinh các thiết bị
  • Tận dụng tối đa việc dùng loa ngoài
  • Giữ tư thế thăng bằng khi sử dụng các thiết bị nghe-nhìn điện tử.
  • Thiết lập độ sáng màn hình vừa phải, khoảng 50%. Không sử dụng khi trời quá tối hoặc khi tắt đèn.
  • Hạn chế sử dụng khi đi ngủ, có thể tắt nguồn để xa giường nằm. Hạn chế để smartphone, máy nhắn tin, thiết bị báo động trong túi áo, túi quần.
  • Kiểm tra chỉ số SAR (Specific Absorption Rate) – là chỉ số dùng để đo mức độ hấp thụ sóng radio (RF – radiofrequency của cơ thể người, mức cho phép là 16WW.Kg, nếu chỉ số gần như bằng 0 là tốt
  • Giữ các thiết bị đầy pin vì khi sắp hết pin bức xạ sẽ cao hơn khoảng 1000 lần so với khi đầy pin
  • Đặt thời gian giới hạn cho việc sử dụng mỗi ngày
  • Không sử dụng khi tay ướt, khi đang sạc
  • Chọn thiết bị chính hãng, đề phòng cháy nổ
  • Khi sử dụng 20 phút thì nên nghỉ 20 giây và nhìn tập trung vào 1 điểm xa 7m

Với trẻ em:

  • Tuyệt đối không cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với điện thoại, PC, máy tính bảng
  • Trẻ từ 3-5 tuổi: Giới hạn thời gian sử dụng 1 giờ trong ngày
  • Từ 6-18 tuổi: Giới hạn thời gian sử dụng 2 giờ trong ngày.

Bs. Lê Trung Dũng

(Nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Tiệp, Hội viên CLB Hải Phòng học)

Bài viết khác

Tác giả: Hải Phòng Học