
Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, chuyển đổi số không chỉ là một trào lưu, xu hướng mà nó là một giải pháp, là chiến lược giúp các tổ chức xã hội cũng như các doanh nghiệp tối ưu mô hình tổ chức, quy trình vận hành, phương thức hoạt động nhằm đem lại hiệu quả, tạo tính cạnh tranh trong xã hội và trên thị trường.
Có thể thấy, chuyển đổi số đang tạo ra những thay đổi tích cực trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Mỗi tổ chức xã hội, mỗi người dân, doanh nghiệp từng ngày cảm nhận được sự thay đổi sâu sắc đó.
Vậy bản chất chuyển đổi số là gì ?
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về chuyển đổi số. Tuy nhiên có thể hiểu bản chất của chuyển đổi số là việc chuyển đổi từ cách sống, cách làm việc truyền thống sang cách sống và làm việc với các phiên bản số của các thực thể và sự kết nối của chúng trong không gian số.
Theo góc độ nhà nước thì Chuyển đổi số là dùng dữ liệu số và công nghệ số để:
– Thay đổi cách tiếp cận người dùng cũng như các doanh nghiệp với các dịch vụ với công nghê kỹ thuật số do nhà nước cung cấp thông qua môi trường mạng hay không gian số với các thiết bị điện tử.
– Làm thay đổi nghiệp vụ, mô hình, phương thức cùng phương tiện hoạt động của cơ quan nhà nước. Mọi người có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi mà không cần sổ sách, giấy tờ.
Đối với doanh nghiệp, chuyển đổi số là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ sô để:
- Thay đổi căn bản cách thức vận hành,
- Mô hình kinh doanh.
- Cung cấp các giá trị mới cho khách hàng.
- Tăng tốc độ các hoạt động kinh doanh.
- Thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp.
Có thể thấy chuyển đổi số là việc ứng dụng các công nghệ số vào giải quyết các hoạt động của tổ chức hay doanh nghiệp, điều hành quản lý tổ chức hay doanh nghiệp thông qua dữ liệu được số hoá nhằm tạo ra những cơ hội, những giá trị mới. Chúng ta có thể mô hình quá trình Chuyển đổi số theo hình sau đây:
Như vậy chuyển đổi số được hình thành với ba cấp độ sau:
1) Cấp độ Số hoá (Digitization).
2) Cấp độ ứng dụng các công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số (Digital transformation)..
3) Cấp độ tạo ra giá tri mới.
Hình . Mô hình vòng chu trình chuyển đổi số
Khi tạo ra giá trị mới, một chu trình mới lại được hình thành. Giá trị mới đó lại được số hóa và lại sử dụng công nghệ số mới nhằm tạo ra giá trị mới. Như vậy chuyển đổi số sẽ phát triển không ngừng mà chúng ta chưa có thể hình dung ra hết những công nghê mới, những sản phẩm mới cũng như giá trị mới.
Như vậy bản chất cốt lõi của chuyển đổi số là phải ứng dụng công nghệ số ( hay công nghệ kỹ thuật số) để tạo ra giá trị mới và không ngừng tạo ra giá trị mớí.
Trong 2 năm vừa qua, chuyển đổi số tại Việt Nam đã có những thành tựu nhất định ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, khu vực công cũng như khu vực tư nhân. Nhờ đó, nhận thức của xã hội về chuyển đổi số được lan tỏa rất nhanh chóng.
Tuy nhiên hành trình chuyển đổi số quốc gia để xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn khởi động cho một chặng đường dài với nhiều thách thức.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang bắt tay vào quá trình chuyển đổi số, song quá trình này vẫn còn gặp nhiều rào cản, khó khăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về công nghệ chuyển đổi số thì có đến 90% số doanh nghiệp được khảo sát cho thấy việc chuyển đổi số chưa thành công. Phần lớn doanh nghiệp chỉ đang tập trung vào việc giải quyết một phần nhỏ trong quy trình, và chưa đi đúng hướng. Thực tế, nhiều doanh nghiệp mới chỉ số hóa được một phần nhỏ nhưng lại ngộ nhận đã chuyển đổi số thành công.
Dưới đây có thể nêu một số hoạt động chuyển đổi số ở Viêt Nam:
Bộ Nội vụ chính thức triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trên cơ sở Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) trong cả nước.[1]
Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đã và đang tạo ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới công cuộc chuyển đổi số và phát triển kinh tế số tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo Quyết định số 343/QĐ-BNV được Bộ Nội vụ phê duyệt ngày 27/4/2022, Ngày 17/5, tại Hà Nội, Việt Nam đã ra mắt Hiệp hội Công nghệ Chuỗi khối Việt Nam (Hiệp hội Blockchain Việt Nam) với mục tiêu ứng dụng blockchain thúc đẩy chiến lược ứng dụng blockchain trong kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia sớm đưa Việt Nam ngang tầm quốc tế về kinh tế số.[2]
Bộ TT&TT và UBND TP. Hải Phòng đã ký kết Biên bản ghi nhớ về phối hợp thúc đẩy CĐS giai đoạn 2022 – 2025 với 11 nội dung:
-Tư vấn, hỗ trợ xây dựng chính sách của thành phố;
– Phát triển đô thị thông minh;
– Phát triển hạ tầng số phục vụ CĐS;
– Phát triển xã hội số phục vụ nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân;
– Hỗ trợ CĐS trong DN, CĐS tại cấp huyện, cấp xã;
– Triển khai bộ công cụ giám sát, quản lý trẻ em truy cập Internet;
– Hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin;
– Phát triển dữ liệu số, kết nối và khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu quốc gia;
– Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ CĐS; lĩnh vực thông tin, tuyên truyền;
– Phát triển doanh nghiệp công nghệ số và sản phẩm công nghệ số tạo sự bứt phát cho nền kinh tế.[3]
Mô hình chợ 4.0 được Thành phố Thái Nguyên triển khai thí điểm tại chợ Hùng Sơn từ cuối tháng 4/2022, nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số (CĐS) và ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện để người tiêu dùng trải nghiệm, tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại, kích thích hoạt động mua sắm. Tiểu thương và người dân có thể mua bán mọi mặt hàng bằng cách quét mã QR hoặc chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng Viettel Money. [4]
ĐVH
(Kỳ sau tiếp về: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số)
Tài liêu tham khảo:
[2] https://dangcongsan.vn/khoa-hoc/ra-mat-hiep-hoi-blockchain-viet-nam-610229.html.
[4 https://ictvietnam.vn/thai-nguyen-trien-khai-mo-hinh-cho-40-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-20220515095958478.htm)