Khoa học hiện đại hóa một số học thuyết của y học cổ truyền

KHOA HỌC HIỆN ĐẠI HOÁ MỘT SỐ HỌC THUYẾT
CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN GÓP PHẦN PHÁTTRIỂN
VÀ KẾT HỢP HAI NỀN Y HỌC

ThS.BS. Nguyễn Minh Thụy & CS
Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

     Âm, dư­ơng, tinh, khí, thần, huyết là một số những học thuyết rất quan trọng và cơ bản của nền Y học cổ truyền (YHCT). Đến nay, chúng tôi đã có những tìm tòi, nhận thức mới và hiện đại hơn về các vấn đề đó. Cụ thể là:

  1. Theo Y học hiện đại (YHHĐ), quá trình đồng hóa là tập hợp các phản ứng sinh hóa nhằm tạo ra các phân tử lớn, phức tạp từ các thành phần nhỏ, đơn giản và tích lũy năng lượng. Năng lượng cần thiết cung cấp cho các phản ứng tổng hợp các chất trên chủ yếu là nhờ vào sự thủy phân của Adenosine triphosphate (ATP). Còn quá trình dị hóa là tập hợp các phản ứng sinh hóa nhằm phá vỡ các phân tử phức tạp thành các phân tử đơn giản hơn để giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống và sinh ra nhiệt năng. Hai quá trình này tuy ngược nhau, nhưng luôn luôn xảy ra đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Dựa trên những nguyên lý đó, chúng tôi có lý giải như sau:

Theo học thuyết âm dư­ơng của YHCT, những gì là vật chất, tàng trữ, tĩnh lặng, hàn lư­ơng,… thuộc về âm. Như­ vậy quá trình đồng hóa thuộc về âm là có cơ sở. Theo nguyên lý âm hư­ sẽ sinh nội nhiệt thì đồng hóa thuộc âm lại càng có cơ sở. Bởi vì trong cơ thể sống, hai quá trình đồng hóa và dị hóa luôn luôn diễn ra và đạt đ­ược ở trạng thái cân bằng động để cho cơ thể không hàn không nhiệt, không quá gầy quá béo, không có quá khô quá nhuận,…. Cho nên, nếu quá trình đồng hóa mà giảm sút một cách tư­ơng đối so với dị hóa (âm hư­) thì việc sinh ra chứng hư­ nhiệt là rất hợp lý, vì khi đó quá trình tổng hợp các chất và tích lũy năng l­ượng thấp hơn quá trình phân giải các chất và sinh năng lư­ợng. Còn khi âm thịnh vượng sẽ sinh thực hàn, là do quá trình đồng hóa tăng lên, tức là khi đó quá trình tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng lại cao hơn dị hóa, mà sinh ra thực hàn chứng.

Cũng theo học thuyết âm d­ương của YHCT, những gì vô hình, là truyền hóa, là động, là ôn ấm,… thuộc về dư­ơng. Và như­ vậy, quá trình dị hóa  thuộc về d­ương là có cơ sở. Một nguyên lý nữa là dư­ơng hư­ sẽ sinh ngoại hàn, sinh hư­ hàn thì quá trình dị hóa thuộc về dư­ơng cũng càng có cơ sở. Vì lúc đó, quá trình dị hóa giảm sút một cách tư­ơng đối so với quá trình đồng hóa (dư­ơng hư­) nên Adenozin triphotphat (ATP) và nhiệt năng sinh ra thấp đi. Còn khi dương thịnh vượng sẽ sinh thực nhiệt là do quá trình dị hóa tăng, tức là khi đó quá trình phân giải các chất và sinh năng lượng lại lớn hơn quá trình tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng, ATP cùng nhiệt năng sẽ sinh ra nhiều hơn nên  sinh ra thực nhiệt chứng

Trên các cơ sở như­ vậy, âm thắng, dương hư sinh hàn chứng; Còn dương thắng, âm hư sinh nhiệt chứng; Và cả nguyên lý: Cô âm bất sinh, cô dư­ơng bất trư­ởng (Nếu chỉ có một mình phần âm, sẽ không có sự sống, không có các hoạt động sống; Nếu chỉ có một mình phần dương, sẽ không có sự lớn lên, không có sự trưởng thành), nên quá trình đồng hóa phải càng thuộc về âm, quá trình dị hóa phải càng thuộc về dư­ơng.

  1. Theo YHCT, âm dư­ơng đối lập và hỗ căn, âm dư­ơng tiêu trư­ởng và bình hành,…; Nguyên âm kết hợp với nguyên dư­ơng thành nguyên khí, âm kết hợp với dư­ơng thành khí. Còn theo YHHĐ, đồng hóa và dị hóa cũng là hai mặt đối lập, hỗ căn, tiêu tr­ưởng, bình hành,… của một quá trình gọi là quá trình chuyển hóa – quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng. Vì vậy, khí của YHCT có cơ sở để gọi là quá trình chuyển hóa của YHHĐ. Một nguyên lý nữa của YHCT khi cho rằng: Cơ thể sống hay chết là do khí còn hay tuyệt. Còn YHHĐ lại cho rằng: Sống hay chết là còn hay là ngừng quá trình chuyển hóa. Nên khái niệm khí của YHCT càng có thêm cơ sở để nói theo ngôn ngữ của YHHĐ là quá trình chuyển hóa.

Mặt khác theo học thuyết âm dư­ơng, khí thuộc về dư­ơng, huyết thuộc về âm. Và theo học thuyết khí huyết thì khí huyết là không tách rời nhau, nó đi đến mọi nơi trong cơ thể, ngoài thì đến da cơ gân xương, trong thì vào tạng phủ mà thành khí huyết của các nơi đó. Khí thuộc dương, huyết thuộc âm, khí là vô hình, huyết là hữu hình, khí là soái của huyết, khí hành thì huyết hành, huyết là mẹ của khí, huyết là nơi để khí tàng trú. Như vậy, khí và huyết cũng là 2 mặt đối lập, tiêu trưởng, hỗ căn, bình hành,…. Còn theo YHHĐ, các quá trình chuyển hóa luôn luôn gắn liền, cần có các loại vật chất chuyển hóa tương ứng. Quá trình chuyển hóa là vô hình, vật chất chuyển hóa là hữu hình, khi chúng ta xác định một quá trình chuyển hóa nào đó thì cái hữu hình, cái nhìn thấy được cũng chính là các vật chất chuyển hóa. Vậy, huyết của YHCT sẽ chính là vật chất chuyển hóa.

  1. Theo YHCT, tinh tiên thiên là do cha mẹ truyền cho, nó tàng trữ ở thận, và không ngừng được bổ sung, nuôi dưỡng bởi tinh hậu thiên. Tinh sinh ra khí, tinh và khí quyết định sự sinh trưởng, sinh dục, phát dục của cơ thể từ nhỏ tới già (Đó chính là thần, vì thần là biểu hiện của mọi hoạt động và chức năng sống nào đó của cơ thể và các bộ phận của nó. Ví dụ như thần khí của các huyệt, của tạng, của phủ,… cũng chính là tinh khí tại mỗi và các huyệt cùng tạng phủ đều có một số các chức năng nhất định nào đó). Và như vậy nên tinh, khí, thần luôn là 3 thứ của quý giá nhất của cơ thể hoặc mọi bộ phận nào đó. Theo YHHĐ, kiểu gen hay cấu trúc của cơ thể hay một tổ chức, bộ phận nào đó đều do cha mẹ sinh ra. Kiểu gen hoặc cấu trúc sẽ quyết định và phù hơp với kiểu hình hoặc chức năng. Và để cho kiểu gen hoặc cấu trúc thể hiện ra kiểu hình hoặc chức năng nào đó, sẽ luôn cần có sự tồn tại hiển nhiên của các quá trình chuyển hóa tương ứng nào đó. Bởi vậy, tinh chính là kiểu gen hoặc cấu trúc, thần chính là kiểu hình hoặc chức năng, và khí cũng chính là các quá trình chuyển hoá vật chất và năng l­ượng.
  2. Như vậy, vấn đề khoa học và hiện đại hóa các học thuyết đó của nền YHCT cũng chính là chúng ta chuyển đổi các khái niệm, các nguyên lý đó như sau: Âm gồm quá trình đồng hóa, vật chất chuyển hóa,…; Dư­ơng gồm quá trình dị hóa, quá trình chuyển hóa,…; Khí là quá trình chuyển hóa; Huyết sẽ chính là vật chất của quá trình chuyển hoá đó (Vật chất chuyển hóa); Tinh chính là kiểu gen hoặc cấu trúc, thần chính là kiểu hình hoặc chức năng theo YHHĐ.

 NMT

Bài viết khác

Tác giả: Hải Phòng Học

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.