Công tác khảo sát, nghiên cứu và bảo quản di tích ở Hải Phòng

Bảo tồn trùng tu di tích ở Hải Phòng là công việc nhằm giữ gìn cho di tích được tồn tại theo nguyên trạng của nó, bảo vệ di tích trước các tác động, nhằm lưu truyền và phát huy giá trị của di tích qua các thế hệ. Đây là công việc đòi hỏi tính khoa học, tính chính xác cao trong từng qui trình từ khâu khảo sát, lập dự án đến khâu thực thi dự án. Việc khảo sát, nghiên cứu di tích là bước đầu của tất cả các công việc trong qui trình bảo tồn trùng tu di tích, đây là công việc rất quan trọng và mang tính cốt lõi của vấn đề.
Kết quả khảo sát nghiên cứu cho chúng ta biết đặc điểm giá trị và hiện trạng của di tích, những yếu tố tác động tới di tích, từ đó có cơ sở để đề ra các giải pháp đúng đắn trong việc bảo tồn trùng tu di tích. Ở Hải Phòng, di tích văn hóa lịch sử chiếm nhiều về số lượng và có giá trị trong đời sống tinh thần của nhân dân. Di tích kiến trúc chủ yếu như: Đình, chùa, đền, miếu, tháp, lăng mộ… phần lớn được làm bằng vật liệu gỗ, đá và gạch.
Chính vì vậy, lĩnh vực khoa học nghiên cứu về bảo quản vật liệu ở Hải Phòng đòi hỏi người làm công tác bảo tồn phải nắm vững được đặc điểm cấu trúc vật liệu gốc, xác định được các nguyên nhân gây ra hư hỏng để đưa ra các giải pháp và hợp chất bảo quản nhằm kéo dài tuổi thọ cho di tích.
Việc khảo sát di tích kiến trúc ở Hải Phòng cần có các thiết bị chuyên dụng nhằm đánh giá thực trạng vật liệu di tích, xác định bản chất vật liệu gốc và nguyên nhân gây hư hỏng di tích qua việc khảo sát ngoài hiện trường và trong phòng thí nhiệm. Nghiên cứu đề xuất các phương pháp bảo quản vật liệu, lựa chọn phương pháp tối ưu nhằm kéo dài tuổi thọ cho vật liệu di tích.
MT

Bài viết khác

Tác giả: Hải Phòng Học