Sáng ngày 17 -10 – 2018, câu lạc bộ Hải Phòng học tổ chức chuyến đi điền dã tới thôn Năm Mẫu, xã Thượng Yên Công thuộc thành phố Uông Bí ,tỉnh Quảng Ninh thăm nơi đóng quân xưa của trung đoàn bộ Trung đoàn 5 trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước để hiểu thêm về những năm tháng huấn luyện và chiến đấu anh hùng của những người lính Bộ đội cụ Hồ “xẻ dọc Trường Sơn đi kháng chiến”.
Chuyến đi kết hợp dự đại lễ cầu siêu vong linh các anh hùng, liệt sĩ Trung đoàn 5 do Giáo hội Phật giáo thành phố Hải Phòng cùng tỉnh Quảng Ninh tổ chức và lễ thượng lương (cất nóc) điện thờ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc, lễ đúc tượng Hồ Chủ Tịch và Đại tướng Võ Nguyên Giáp – thần chủ của khu tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn.
Vài nét về Trung đoàn 5: Vào những năm 66, 67 của thế kỷ trước, quân đội Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân ra miền Bắc. Trước tình hình nghiêm trọng đó, Quân ủy Trung ương và Bộ quốc phòng giao cho Quân khu Đông Bắc (QK3 ngày nay) khẩn trương thành lập 4 Trung đoàn huấn luyện bộ binh chi viện cho các chiến trường miền Nam, gồm: Trung đoàn 2 ở tỉnh Hải Hưng (nay là Hải Dương và Hưng Yên); Trung đoàn 568 ở Hà Bắc (nay là Bắc Giang và Bắc Ninh); Trung đoàn 8 ở Quảng Ninh trực thuộc thẳng Quân khu, riêng Trung đoàn 5 cùng đóng quân ở Quảng Ninh nhưng thuộc Bộ tư lệnh TP Hải Phòng, còn có phiên hiệu là Sư đoàn 350.
Trung đoàn 5 thành lập ngày 15/6/1967 có nhiệm vụ huấn luyện cán bộ, chiến sĩ bổ sung cho các chiến trường, địa bàn huấn luyện chủ yếu ở núi rừng Yên Tử nên gọi là Trung đoàn 5 – Yên Tử.ÂÂ Đơn vị còn có biệt hiệu là đoàn dũng sĩ Cát Bi. Trong 8 năm từ 1967-1975, Trung đoàn đã huấn luyện 113 Tiểu đoàn với trên 72.000 chiến sĩ con em của 5 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên là chủ yếu. Các tiểu đoàn tân binh được huấn luyện kỹ, chiến thuật, thể lực để trèo đèo lội suối vượt Trường Sơn và lần lượt vàoÂÂ chiến đấu trên các chiến trường miền Nam, Cam-pu-chia và Lào, gây cho kẻ thù nỗi khiếp đảm. Nhiều người trong số họ đã anh dũng hy sinh và nằm lại trên các mặt trận, dòng sông, khe suối, cánh rừng ở lứa tuổi thanh niên đầy tươi đẹp, một số vẫn chưa tìm được hài cốt.
Theo lời kể của Th.S Vũ Minh Đức, Phó Chủ nhiệm thường trực CLB Hải Phòng học, nguyên thượng úy ở Trung đoàn bộ Trung đoàn 5 trong những năm tháng chiến tranh, sau hòa bình lại bỏ nhiều công sức cùng các cựu chiến binh tâm huyết của Trung đoàn cho việc kết nối, vận động xây dựng Khu tưởng niệm: Nhằm tưởng nhớ công ơn của các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh cho độc lập tự do của đất nước, Hội chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ninh và Hội cựu chiến binh Trung đoàn 5 đã cung thỉnh Đại đức Thích Quảng Minh – Trưởng BTS GHPGVN huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng – người có uy tín và kinh nghiệm trong vận động xây dựng đền thờ người có công với nước làm chủ Dự án công trình xây dựng Khu tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ thuộc Trung đoàn 5 Yên Tử.
Dự án Đền thờ anh hùng liệt sĩ Trung đoàn 5 được xây dựng diện tích 2,2ha, ở thôn Năm Mẫu, xã Thượng Yên Công (TP Uông Bí), có 17 hạng mục chính gồm: Cung thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 5 khu vực văn bia thờ danh tính các liệt sĩ của 5 tỉnh, thành phố phía Bắc hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vẻ vang của dân tộc. Dự án còn có Nhà trưng bầy hiện vật truyền thống của Trung đoàn 5 trong luyện quân trước đây. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa với sự ủng hộ, tài trợ của nhiều tập đoàn kinh tế nhưÂÂ Tổng C.ty T &T (Hà Nội), tập đoàn than Đông Bắc (Quảng Ninh), tập đoàn kinh tế Đông Hải (Hải Phòng)… mức đầu tư ban đầu hơn 30 tỷ đồng, đã hoàn thành xong việc giải phóng mặt bằng (GPMB) trên 10 tỷ đồng và lấp đất, san nền, đổ móng, xây tường, dựng cột đền thờ chính (dự án khởi công ngày 8/4/2018).
Đến dự buổi lễ sáng ngày 17/10/2018 có đông đảo các cựu chiến binh trung đoàn 5, tướng lĩnh, sĩ quan đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Chỉ huy quân sự Quân khu Ba, Bộ Chỉ huy quân sự Tp. Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, đại diện chính quyền các địa phương Hải Phòng, Quảng Ninh và UBND thành phố Uông Bí, các tăng ni, phật tử và nhân dân. Sau phát biểu của vị Chính ủy Quân khu Ba và Thiếu tướng Lưu Xuân Cải – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Hải Phòng, Thượng tọa Thích Quảng Tùng – Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Hải Phòng, Đại đức Thích Quảng Minh – Chủ Dự án xây dựng Khu tưởng niệm đã chủ trì lễ cầu siêu vong linh các liệt sĩ Trung đoàn 5 và lễ cất nóc đại điện. Sau đó người tham dự buổi lễ đã chứng kiến cảnh đúc tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đúc chuông. Giai đoạn tiếp theo của dự án sẽ tiếp tục hoàn thành các hạng mục cuối cùng, tiến độ thời gian phụ thuộc vào công tác vận động tài trợ và tinh thần ủng hộ của các cấp chính quyền, lãnh đạo các địa phương cùng công sức của ban Quản lý dự án, các bên liên quan.
Khu tưởng niệm sau khi hoàn thành sẽ là công trình tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để hương hồn các anh ấm trong đền thiêng nơi ngày đầu nhập ngũ, là nghĩa cử người sống tri ân người đã hy sinh. Đền thờ liệt sĩ Trung đoàn 5 ở Yên Tử còn là một địa chỉ đỏ giáo dục lòng yêu nước trong nhân dân, một điểm du lịch tâm linh nơi đất Phật.
Hội viên CLB Hải Phòng học tham dự dại lễ đã đóng góp chút kinh phí nhỏ vào hòm đức cho công công trình đầy ý nghĩa này.
Sau khi dự cơm trưa do Ban Quản lý Khu Di tích chiêu đãi, CLB Hải Phòng học được ông Vũ Minh Đức – thành viên Ban Tổ chức dẫn đi thăm quan khu du lịch Tùng Lâm – một công trình được đầu tư lớn tại quần thể danh thắng Quốc gia đặc biệt Yên Tử đang trong gian đoạn hoàn thiện và khai thác. Sau đó, xe chở CLB trở về Hải Phòng qua đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng để các hội viên được ngắm cảnh đầm Nhà Mạc -ÂÂ di tích lịch sử xưa và cầu Bạch Đằng – một công trình giao thông quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh thời gian tới.
Phạm văn Thi