Chùa Đót Sơn- Non Đông tự và nơi đầu tiên thờ những vị thần trấn giữ biển Đông

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo, Chùa Đót Sơn ở thôn Kinh Lương, xã Cấp Tiến huyện Tiên Lãng ngày nay (mới được phục dựng năm 2014) là tàn tích của một trung tâm Phật giáo lớn đầu tiên của Việt Nam (trước cả Luy Lâu ở Bắc Ninh)

alt

Theo những phát hiện mới nhất, Phật giáo được truyền vào Việt Nam lần đầu tiên bằng đường biển và địa danh đầu tiên có sự hiện diện của Phật giáo được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam ghi nhận là khu vực ven biển Đồ Sơn (Hải Phòng).

Hai địa danh Phật giáo quan trọng của khu vực ven biển vốn thuộc Châu Nam Sách xưa (nay thuộc Hải Phòng) được các nhà nghiên cứu xác định là nơi bắt đầu hiện diện Phật giáo trên vùng Đồng Bằng Bắc Bộ là Chùa Hang ở Đồ Sơn và Chùa Non Đông (sau đổi tên là Chùa Đót Sơn) tại xã Cấp Tiến, Huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

Văn bia của chùa Đót Sơn hiện còn được lưu giữ và được in trong cuốn Văn Bia Tiên Lãng, ghi nhận Chùa được xây dựng trong thời kỳ nhà Lương (Trung Quốc) đô hộ nước ta vào thế kỷ thứ V. Vào thời kỳ ấy, đạo Phật đã bắt đầu được truyền từ Ấn Độ vào nước ta.

Theo Địa chí Hải Phòng (xuất bản 1990), đoạn về vùng đất Tiên Lãng có viết “Nền văn hóa Tiên Lãng phát triển sớm. Đạo Phật du nhập vào mảnh đất này từ thế kỷ V, VI. Khoảng thời gian ấy, Tiên Lãng đã xuất hiện một trung tâm Phật giáo ở Chùa Đót (Cấp Tiến) với kiến trúc quy mô, bảo tháp và tượng Phật đồ sộ. Chùa Đót đã hoạt động liên tục suốt các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc … kích thích sự ra đời của hàng chục ngôi chùa khác ở Tiên Lãng, trong đó có hẳn một kho chứa kinh đặt ở Chùa Thiên Tộ (thôn Phác Xuyên – xã Bạch Đằng)”. Chùa Đót Sơn, nơi cùng với Chùa Hang ở Đồ Sơn đã từng lưu dấu tích của nhiều nhà sư Ấn Độ trong buổi đầu Phật giáo được truyền bá sang Việt Nam được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam.

Chùa Đót Sơn đầu tiên có tên gọi là Chuyết Sơn (Tiếng Phạn – Juisan) có nghĩa nơi tràn ngập không khí nhà Phật. Chùa này sau đó được đổi tên thành chùa Non Đông vào thế kỷ thứ 10 và Đót Sơn vào cuối thế kỷ XV ?. Ngôi chùa này gắn liền với sư tổ Huyền Quang – Thánh tổ Non Đông và là kinh đô của môn phái Pháp Môn Tịnh Độ Thiền tông. Chùa hiện vẫn còn cây bồ đề được các nhà sư Ấn Độ mang sang trồng khi truyền đạo vào thế kỷ thứ 6 và được coi là cây bồ đề gốc Phật giáo của Việt Nam.

Vậy Thánh tổ Non Đông – Huyền Quang là ai?. Ngài có phải là Thánh tổ Non Đông từng trụ trì Non Đông tự ở Mạo Khê – Đông Triều – Quảng Ninh hay không?. Không! Thánh tổ Non Đông ở Mạo Khê là Thiền Sư Tuệ Nhẫn tên họ là Vương Thiên Huệ, hiệu Quán Viên, pháp hiệu Tuệ Nhẫn – là vị Thánh Tổ đắc đạo đời Trần, còn Thánh tổ Huyền Quang là vị đại sư sống vào thời Đinh Tiên Hoàng và người đã từng trụ trì Non Đông tự ở Cấp Tiến – Tiên Lãng – Hải Phòng nay. Sự thể như sau:

Vào thời kỳ nhà Đinh, Phật giáo trở thành quốc đạo và được triều đình tôn sùng. Hai anh em dòng họ nhà Đinh gồm Đinh Bộ Lan – em trai của vua Đinh Tiên Hoàng và Đinh Bộ Đông (947-999) – em họ của Vua, đã tu tại chùa Non Đông (thuộc Tiên Lãng – Hải Phòng nay) là trung tâm của Phật giáo Bắc Bộ thời ấy. Đinh Bộ Đông lấy tên pháp là Huyền Quang Thích Quảng Đông và là vị sư trụ trì chùa trong khi Đinh Bộ Lan, lấy tên pháp là Thích Quảng Bình. Hai vị được coi là những vị tổ của trường phái Pháp môn Tịnh độ Thiền tông – Phật phái mới nhất được truyền từ Ấn Độ vào nước ta. Ngài Huyền Quang Thích Quảng Đông viên tịch vào ngày 24 tháng giêng năm Kỷ Hợi 999, thọ 51 tuổi. Tài liệu này có được  từ thác bản Hán Nôm huyện Tiên Lãng, dịch từ bia kí chùa Non Đông – Đót Sơn (Tiên Lãng )

Việt Nam Phật Giáo sử lược có đoạn viết “đến thời Đinh Tiên Hoàng, khi Tiên Hoàng Đế định giai cấp văn võ, thì ngài triệu tất cả Tăng sĩ lỗi lạc vào Thái miếu và định phẩm trật cho các Tăng-già. Ngài tặng chức Khuông Việt Thái sư cho Pháp sư Ngô Chân Lưu, Pháp sư Trương Ma Ni làm Tăng lục đạo sĩ và Pháp sư Đặng Huyền Quang làm Sùng Chân uy nghi”.

Ở đây, Pháp sư Đặng Huyền Quang chính là Pháp sư Huyền Quang của chùa Non Đông khi đó. Thời điểm bấy giờ, Phật giáo rất thịnh hành và Chùa Non Đông ở Tiên Lãng là ngôi chùa lớn nhất trên Vùng Đồng Bằng Bắc bộ vào thời điểm đó và được coi là Trung tâm của Phật giáo Pháp môn tịnh độ Thiền Tông.

Tại đây, vào mùa Kết Hạ (bắt đầu từ ngày Đản sinh của đức Phật Thích Ca 15/4 Âm lịch cho đến ngày Lễ Vu Lan 15/7 Âm lịch) thường xuyên hiện diện các vị pháp sư Ấn Độ. Khi ấy, Chùa Non Đông đón 300 đến 400 vị chư tăng tại nhiều vùng trong cả nước đến tu tập. Cơm được nấu bằng niêu đất và thực phẩm đều được tăng ni tự cấy, trồng từ vườn của nhà Chùa.

Đến thời nhà Lý, vào cuối thể kỷ thứ X và đầu thế kỷ XI, sau khi nhà sư Đường Tam Tạng (Trung Hoa) qua Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh và phổ biến Phật giáo Pháp Môn Mật Tông tại Trung Quốc, giáo lý Phật giáo này lan sang Việt Nam một cách mạnh mẽ. Thời điểm này, vùng Luy Lâu (thuộc Thuận Thành – Bắc Ninh) đã nổi lên trở thành kinh đô của Phật giáo Pháp Môn Mật Tông. Còn chùa Non Đông vẫn là một địa chỉ quan trọng của Pháp Môn tịnh độ Thiền Tông.

Đến năm 1491, dưới triều Hậu Lê, trải qua hàng trăm năm, Chùa Non Đông xuống cấp và được tu sửa lại. Vua Lê Thánh Tông trong lần vãn cảnh chùa, đã tức cảnh bài thơ

Đót Sơn tên gọi,

Sãi vãi dựng xây

Vẹn tròn tượng Phật,

Nền phúc căng đầy

Lưu truyền mãi mãi

Cùng hưởng sum vầy

Góp phần công đức

Khắc đá minh này.

Bài thơ này được in trong văn bia của Chùa và có thể trong khoảng thời gian chùa Non Đông được tôn tạo đó mà nó đã được đổi tên thành Chùa Đót Sơn (hoặc có thể muộn hơn, dưới triều vua Lê Thánh Tông).

Vùng đất được coi là “chính linh”  – vùng đất thiêng của Tiên Lãng là Kinh Lương (xã Cấp Tiến – huyện Tiên Lãng) còn được các nhà nghiên cứu cho là huyệt đạo của Hải Phòng. Ở đây, ngoài ngôi chùa cổ nhất Việt Nam nói trên còn có những di tích thờ Ngũ vị đẳng Thần gìn giữ biển Đông ít người biết đến.

Kinh Lương, trước là Kinh Thanh, rồi Cảnh Thanh, thuộc huyện Bình Hà, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Đây là nơi có đình Khai quốc Kinh Lương, đền Khai quốc Đống Duy và chùa Đót Sơn – Một trong những di tích lịch sử được xếp vào hàng cổ nhất Việt Nam.

Kinh Lương được nhắc đến trong nhiều thần tích và sắc phong của các triều đại phong kiến và trong các văn tịch liên quan đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đã có rất nhiều sắc phong của các triều đại tại đây. Đến thời kỳ nhà Nguyễn, 13 đạo sắc phong đã được ban cho Ngũ vị Đẳng thần. Toàn bộ các thần tích và thần sắc về vùng đất này vẫn được lưu giữ tại Viện Thông tin Khoa học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

Những vị thần được thờ tại Kinh Lương là những bậc hộ quốc công thần thời Đinh Tiên Hoàng đế và được triều đình ân điển cho muôn đời thờ phụng.

Trong miếu có năm bài vị thờ Ngũ vị Đẳng thần gồm Bạt Hải Hữu vi Vô danh Thần vị; Bình Lãng Hữu vi Vô danh thần vị; Mạnh tướng húy danh Phương Thần vị; Đống Duy húy danh Tụy Thần vị và Thần kỳ Cửa Chùa húy danh Tề Thần vị, ghi bằng chữ Nôm.

Bạt hải Đại vương tôn thần, vị thần “hữu vi, vô danh” tức có nhiều công giúp nước nhưng không biết đến danh tính, là một vị thần liên quan trực tiếp đến biển. Ngài Thiên Quan Bình lãng Đại Vương, cũng là vị Hữu vi Vô danh, là vị thần giúp nhân dân bình được sóng gió. Ba vị Mạnh Tướng Đăng Kinh Đại Vương, Hỏa thần Đống Duy Đại Vương, Thần Kỳ Cửa Chùa Đại Vương, là những vị Nhãn Thần, được coi như những con mắt dõi theo và bảo vệ dân. Do đó có thể nói Ngũ vị Đẳng thần này liên quan trực tiếp tới Biển Đông của Việt Nam. Ân chuẩn thờ phụng các Ngài còn mãi cho đến khi đình, đền, chùa bị tàn phá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sự tàn phá và quên lãng một di sản quan trọng của đất nước là một điều rất đáng tiếc.

Theo Văn tịch về Thần Tích và Thần Sắc về làng Kinh Lương được lưu giữ tại Viện KHXH Việt Nam, đây là nơi thờ Ngũ vị Đẳng Thần gồm Mạnh Tướng Đăng Kinh Đại Vương (Nhãn thần), Hỏa thần Đống Duy Đại Vương (Nhãn thần), Thiên Quan Bình Lãng Đại Vương (Thiên thần), Thần Kỳ Cửa Chùa Đại Vương (Nhãn thần) và Bạt Hải Đại Vương Tôn Thần (Thiên thần). Những vị này đã giúp Vua Đinh Bộ Lĩnh sau khi xưng đế phá tan đạo thủy quân xâm lược Ma Na và hóa thần ngay sau khi giặc giã. Vua Đinh Bộ Lĩnh đã phong thần để nhân dân muôn đời thờ cúng.

Theo Địa chí Hải Phòng (xuất bản 1990), đoạn về vùng đất Tiên Lãng có viết “Nền văn hóa Tiên Lãng phát triển sớm. Đạo Phật du nhập vào mảnh đất này từ thế kỷ V, VI. Khoảng thời gian ấy, Tiên Lãng đã xuất hiện một trung tâm Phật giáo ở Chùa Đót (Cấp Tiến) với kiến trúc quy mô, bảo tháp và tượng Phật đồ sộ. Chùa Đót đã hoạt động liên tục suốt các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc … kích thích sự ra đời của hàng chục ngôi chùa khác ở Tiên Lãng, trong đó có hẳn một kho chứa kinh đặt ở Chùa Thiên Tộ (Phác Xuyên – Bạch Đằng)”. Chùa Đót Sơn, nơi cùng với Chùa Hang ở Đồ Sơn, lưu lại dấu tích của nhiều nhà sư Ấn Độ trong buổi đầu Phật giáo được truyền bá sang Việt Nam.

Tấm bia dựng tại chùa Đót Sơn Hoàng Đồ Củng cố Đót Sơn Tự Di Đà Phật Bi, dựng năm 1491, cho biết “chùa có từ đời nhà Lương (505-543), trải qua các đời Lý Trần, con vị Quản lão ở bản xã cùng vị sư trụ trì đứng ra sửa chùa quy mô to lớn”. Như vậy, có thể khẳng định chùa Đót được xây dựng trước cuộc khởi nghĩa của Lý Nam Đế với sự ra đời của nước Vạn Xuân và được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam.

Chùa Đót Sơn đầu tiên có tên gọi là Chuyết Sơn (Tiếng Phạn (Hindi) Juisan – có nghĩa nơi tràn ngập không khí kỷ niệm của Phật giáo). Chùa, sau đó, được đổi tên thành là chùa Non Đông vào thế kỷ thứ 10 và Đót Sơn vào năm 1941. Đây là ngôi chùa gắn liền với Đức tổ Huyền Quang, Thánh tổ Non Đông và là kinh đô của Pháp Môn Tịnh Độ Thiền tông. Chùa hiện vẫn còn cây bồ đề được các nhà sư Ấn Độ mang sang khi truyền đạo vào thế kỷ thứ 6 và được coi là cây bồ đề gốc Phật giáo của Việt Nam. Năm 1491, trong lần vãn cảnh chùa sau khi chùa được phục dựng lại, Vua Lê Thánh Tông đã có bài thơ viết tại đây, được lưu lại trong văn bia của chùa. Chùa cũng đổi tên thành chùa Đót Sơn từ thời điểm này.

Chùa Đót Sơn có quy mô lớn, rộng tám mẫu và được coi là kỳ quan của Phật giáo Việt Nam. Ngôi chùa chính nằm ở hướng đông với 100 gian và hoành phi câu đối có ghi dòng chữ Non Đông Tự. Xung quanh chùa chính có hành lang rộng 3m. Đằng sau, phía tây có 100 pho tượng La Hán bằng đá. Chùa có một quả chuông nặng năm tấn.

Trước Cách mạng Tháng Tám, vùng đất Kinh Lương vẫn nổi tiếng với đình Kinh Lương, đền Đống Dõi (Duy) và chùa Đót Sơn với ba giếng thần. Đến năm 1947, Thượng tọa Thích Thanh Lạc trụ trì chùa tròn 100 tuổi, thầy đã tự thiêu ở Sự Đồng Kệ. Trước khi hỏa táng, Thầy đã nói “Ta hỏa táng để Phật pháp được trường tồn”.

Trong kháng chiến chống Pháp, giai đoạn 1945-1954, chùa Đót Sơn cũng như đình Kinh Lương là những căn cứ cách mạng quan trọng. Theo một số cán bộ lão thành cách mạng, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã từng ở tại chùa để chỉ đạo kháng chiến khi ông là Chính ủy Quân khu Tả ngạn. Kinh Lương đã trở thành nơi chiến địa ác liệt nhất. Và trong thời gian này, trước sự ác liệt của cuộc chiến tranh, chùa Đót Sơn, đình Kinh Lương và đền Đống Duy đã bị phá hủy. Hòa thượng Thích Thanh Dũng cũng hy sinh trong trận càn của Pháp năm 1953.

Hiện trạng của chùa Non Đông – Đót Sơn:

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945-1954, huyện Tiên Lãng đã trở thành nơi đầu sóng ngọn gió và đã kiên cường đánh bại nhiều trận càn của lính thực dân Pháp và tay sai. Cũng chính trong thời gian này, theo phong trào tiêu thổ kháng chiến, Chùa Non Đông – Chùa Đót Sơn đã bị phá hoại. Thầy Thích Thanh Dũng là vị sư cuối cùng trụ trì chùa Non Đông – chiến sĩ cách mạng và hy sinh trong trận chống càn của Pháp năm 1953.

Bản thân Hòa thượng Thích Thanh Dũng, cũng hy sinh trong trận càn của Pháp năm 1953 nhưng đến bây giờ vẫn chưa được công nhận liệt sỹ mặc dù hồ sơ đã được gửi tới Sở Lao Đông Thương Binh Xã hội Hải Phòng từ lâu.

Địa điểm của Chùa Đót Sơn đã trở thành Nghĩa trang Liệt sỹ xã Cấp Tiến, Huyện Tiên Lãng. Toàn bộ các tượng Phật bằng đá đều bị thất lạc. Theo bà con trong vùng, sau khi hòa bình lập lại, các cột đá ở tam quan đã được sử dụng để xây Cống Nẻ, tượng phật bị vứt tại khu vực ao gần cây Bồ Đề nghìn năm tuổi. Đất của Chùa đã bị giao cho nhiều hộ gia đình. Ngôi chùa chỉ còn lại là một am rất nhỏ, vốn là chiếc bếp xưa của Chùa và một cây Bồ đề trên nghìn năm tuổi. Những lăng tẩm của các vị tổ Chùa Non Đông bị phá và phần cốt bị thất lạc. Hiện nay, phần cốt của Ba vị tổ của Chùa Non Đông – Chùa Đót Sơn đang được táng trước cửa Chùa nhỏ, nơi thải nước của các hộ dân xung quanh. Chùa hiện không có sư trụ trì và người trông coi ngôi chùa là hai bà vãi, những người có cơ duyên. Bản thân bà Chiêu, một trong hai bà vãi, người từng là y tá đã từng phải đi hành khất khắp nơi để lấy tiền xây được thêm một gian của chiếc am.

Đót Sơn ngày nay đã trở thành Nghĩa trang Liệt sĩ. Toàn bộ các tượng Phật và tượng thần bằng đá đều bị thất lạc. Theo bà con trong vùng, sau khi hòa bình lập lại, các cột đá ở tam quan cũng như nhiều văn bia đã được sử dụng để xây Cống Nẻ. Đất của chùa, đình và đền đã bị giao cho nhiều hộ gia đình. Ngôi chùa chỉ còn lại là một am rất nhỏ, vốn là chiếc bếp xưa của chùa và một cây bồ đề trên nghìn năm tuổi.

Với một vị tổ linh thiêng của Việt Nam và Trung Quốc cũng đã lập chùa để thờ, một ngôi chùa của dòng họ Đinh và một ngôi chùa có giá trị cao về mặt tâm linh, lịch sử và văn hóa, sự biến mất của ngôi chùa là nỗi xót xa cho những người dân trong vùng. Đã đến lúc giới học giả cần phải có những nghiên cứu và chính quyền địa phương phải thực sự vào cuộc để khôi phục lại một địa chỉ tâm linh, hồn thiêng sông núi của dân tộc.

Đúng 60 năm kể từ khi đình và đền Khai Quốc và chùa Đót Sơn bị phá, hậu thế mới tiến hành phục dựng lại (đình, đền và chùa bị phá hoàn toàn vào cuối năm 1953 và đầu 1954).

Nguồn: Nơi đầu tiên thờ những vị thần giữ biển Đông/Mạnh Thắng//Báo Nhân dân Online. – ngày 8/5

Bài viết khác

Tác giả: Hải Phòng Học