Sông Thái Bình hay sông đào

Sông Thái Bình hay sông đào

(Những chữ in nghiêng trong bài là của tác giả bài viết):

Với vị trí địa lý thuận tiện trong giao thông đường thủy nội địa và đường biển, bến Ninh Hải xưa (cảng Hải Phòng nay) đã được người Pháp đầu tư, xây dựng thành một hải cảng cửa ngõ của Bắc kỳ. Những năm 70 – 80 của thế kỷ 19 có những ý kiến phản đối từ các nhà hàng hải, kỹ sư thủy văn Pháp về việc không nên xây dựng cảng biển ở đây vì độ sâu của sông Cấm không cho phép tàu thuyền trọng tải lớn ra vào, hơn nữa lượng sa bồi lớn của sông cũng ảnh hưởng xấu đến việc nạo vét lòng sông cho tàu bè đi lại. Tuy nhiên, với vị trí đắc địa trong giao thông đường thủy, cảng Hải Phòng vẫn được quan tâm xây dựng và ngày càng tỏ rõ lợi ích lớn lao của nó đối với miền Bắc nói riêng và nền kinh tế, thương mại Việt Nam nói chung.

Bài dịch sau đây của tác giả người Pháp J.D. De. Lanesan (dịch giả Nguyễn Ngọc Mô) đăng trong tạp chí Đông Pháp lưu tại Thư viện KHTH Hải Phòng (tập: M 2167, Tr. 169-170) do nhà xuất bản Phê-Lich An-Căng (Pa-ri-Pháp) ấn hành năm 1889 giúp chúng ta thấy được nhận định của người Pháp về vị trí của sông ngòi, cửa biển Hải Phòng

Bản đồ sông ngòi Hải Phòng do người Pháp vẽ năm 1936

Sông Thái Bình ăn thông với sông Hồng nhiều nhánh, ít giá trị và bằng sông Luộc (canal đesbambous) quanh năm pháo hạm và tàu thủy qua lại được, sông Luộc nối với sông Hồng ở phía dưới Hưng Yên.

Một hệ thống sông đào và sông nhỏ được khai thông làm cho sông Thái Bình nối tiếp với nhánh sông Cầu đi qua Hải Phòng. Nhánh này cùng với sông Luộc cho phép ta dùng tàu thủy hoặc pháo hạm nhỏ mức chìm dưới mức 2,0 mét có thể đi bất kỳ thời gian nào, từ Hải Phòng lên Hà Nội.

Nhánh lui về phía trên nhiều nhất của sông Cầu đi lên phía Bắc, rồi chia thành 2 chi nhánh chính, một chi nhánh dồn nước vào phía nam của Vịnh Hạ Long sau khi đi qua thôn xã và bệnh viện Quảng Yên.

Còn chi nhánh kia qua Hải Phòng là thành phố Âu của Bắc bộ và là cảng duy nhất của Bắc bộ rồi dồn nước ra biển bằng hai cửa biển Nam Triệu và cửa Cấm.

Cửa Nam Triệu, cửa Cấm và một trong những cửa sông của Thái Bình là cửa lạch trái đi vào một vịnh rộng lớn ở phía bắc bán đảo Đồ Sơn.

Cửa Thái Bình chỉ có độ sâu 4,5 m ở dải cát chắn lúc thủy triều xuống, nhưng vô bên trong thì nó sâu từ 4 mét đến 4,5 m.

Cửa Nam Triệu, ở cát chắn sâu 4 mét nhưng lui lên phía trên dải cát chắn một chút nó hẹp lại và lòng sông bị bồi lên làm cho tàu bè nếu qua được dải cát chắn đó cũng không thể vào sông chính được.

Cửa Cấm là cửa biển duy nhất trong số các cửa biển của sông Cấm cho tàu bè qua lại được. Nó có độ sâu ở dải cát chắn là 3,3 m nước khi thủy triều xuống; 5,4 m khi thủy triều lên vừa, 6,0 m khi thủy triều lên cao. Nên nhớ là thủy triều 5, 4 m chỉ xảy ra một lần trong 24h, các pháo hạm nhỏ, kể cả các pháo hạm chạy ở ngoài biển khơi và các tàu thủy của các hãng vận tải đường biển chạy ở Bắc bộ có thể qua được dãy cát chắn cửa Cấm lúc thủy triều lên trung bình.

Thành Phố Hải Phòng ở vào khoảng 11 km về phía trên của cửa Cấm. Nó được xây dựng trên hữu ngạn sông và trên hai bên bờ của một nhánh sông gọi là sông Tam Bạc nối liền sông Hải Phòng với sông Hải Dương. Tại đây nhờ có sông Luộc có thể đi vào sông Hồng. Từ sông Tam Bạc người ta có thể đi từ Hải Phòng lên Hà Nội. Chính nhờ vào con sông này, đáng tiếc là đào chưa xong (giai đoạn này kênh đào Bonnal nối sông Tam Bạc ở chỗ đập Tam Kỳ với sông Cấm ở cổng cảng chính hiện nay đang làm dở), mà các tàu bè và tàu thủy có thể đi khắp thành phố rất ích lợi cho việc buôn bán. Đất đào lên dùng để lấp các bãi lầy là nơi thành phố được xây dựng. Do chỗ đào sông chưa xong nên ngay giữa thành phố có những đầm lầy vừa bẩn,vừa chướng mắt.

Hải Phòng chỉ mới có từ khi người Pháp xâm chiếm Bắc bộ. Hiện nay (năm 1889) người ta đếm được khoảng trăm nhà người Âu xây dựng khá tốt, Sở Hải Quan,Tổng Kho, xưởng tàu thủy.Tại đây, Hải quan sửa chữa cho đoàn tàu nhỏ đậu tại Bắc Bộ.

Hải Phòng ăn thông với Vịnh Hạ Long bởi một nhánh sông, sông Đằng Giang (Bạch Đằng), trên sông này có các pháo hạm nhỏ và các tàu thủy đi lại quanh năm; ngoài ra, cửa Cấm là cửa sông duy nhất cho phép tàu vào, sau hết sông Tam Bạc, nối liền thành phố với các con sông nội địa. Các điều kiện đó đưa đến kết quả dĩ nhiên là việc buôn bán cả đường sông và đường biển hầu như tập trung cả vào Hải Phòng.

Một con đường hiện còn xấu, nhưng cũng dễ sửa lại cho tốt, nối thành phố với bán đảo Đồ Sơn (đường 314) là nơi đã được xây nhà điều dưỡng cho phép, tận hưởng những ngọn gió trong lành của biển cả.

Phạm Văn Thi , Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng

(Sưu tầm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết khác

Tác giả: Hải Phòng Học