(Trích bài đăng trên tập san Khoa học và Kinh tế Hải Phòng, số 172, tháng 1-2 năm 2017)
Ảnh luật sư Vũ Trọng Khánh khi là Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên nước Việt Nam DCCH do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
May mắn khi được biết luật sư Vũ Trọng Khánh:
Năm 1970 tôi từ Ban Khoa họcÂÂ – Kỹ thuật tỉnh Nam Định chuyển về Ban Khoa học – Kỹ thuật Hải Phòng, lúc này luật sư Vũ Trọng Khánh đang làm Chủ tịch Hội Phổ biến Khoa học – Kỹ thuật. Hai cơ quan Ban và Hội đi chung một lối nên tôi thường xuyên được gặp bác. Vốn từ lâu đã nghe về bác, vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên trong Chính phủ lâm thời Việt Nam DCCH nên gặp dịp là tôi thư chuyện với bác luôn. Ngày ấy Ban chỉ có 10 người, trong đó 5-6 người có trình độ đại học.
Tôi nhiều lần cộng tác với Hội Phổ biến Khoa học – Kỹ thuật như nói chuyện chuyên đề, viết tài liệu phổ biến khoa học-kỹ thuật. Từ năm 1972 đến năm 1973 Hội Phổ biến Khoa học – Kỹ thuật sát nhập vào Ban Khoa học – Kỹ thuật, hai bác cháu lại ở cùng cơ quan.
Từ năm 1986, sau khi nghiên cứu sinh từ Bungari về, tôi sang hẳn cơ quan Liên hiệp các hội Khoa học-Kỹ thuật, lúc ấy bác là Chủ tịch Hội Luật gia, nằm trong Liên hiệp hội. Năm 1987 tôi là Tổng Thư ký Liên hiệp hội – một thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố. Suốt từ năm 1988 đến năm 1993 tôi được bầu kiêm chức Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, có năm làm Phó Chủ tịch Ủy ban bảo vệ Hòa bình thành phố mà bác là Chủ tịch. Sau này từ năm 1990 Liên hiệp hội có Câu lạc bộ (CLB) Pháp ngữ (Francophone Club). Trong Liên hiệp hội, bác là Chủ nhiệm, anh Phạm Văn Phác, cán bộ Hội Phổ biến Khoa học – Kỹ thuật làm Phó trực. CLB này nổi tiếng, có lần Đâị sứ Cộng hòa Pháp đã tới thăm.
Một số đóng góp mang tính mở đầu của luật sư Vũ Trọng Khánh:
Sau hiệp định Harman, Rosigneux Bernard làm công sứ hải Phòng (năm 1983) đến khi Toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh thành lập Tòa Thị chính thành phố Hải Phòng (ngày 19/7/1888) thì Dupince (năm 1988) làm Thị trưởng (Maire) đầu tiên. Suôt 57 năm (1988 – 1945) Thị trưởng Hải Phòng đều là người Pháp. Thị trưởng người Pháp cuối cùng là ông Luciani, người đã cho dựng 5 quán bán hoa kiểu Á Đông duyên dáng ngay trước Nhà hát lớn. Vậy luật sư Vũ Trọng Khánh là người Việt Nam đầu tiên làm Đốc lý (Thị trưởng) thành phố Hải Phòng sau 30-40 ông Thị trưởng người Pháp.
Luật sư Vũ Trọng Khánh là một trong 7 thành viên soạn thảo Hiến pháp đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa – Hiến pháp năm 1946 của nước ta. Trong 7 người, chỉ riêng luật sư Vũ Trọng Khánh là có bằng luật học và đã hành nghề luật sư trong vòng 5-6 năm. Đến nay Hiến pháp này được cho là rất tiến bộ.
Luật sư Vũ Trọng Khánh thông qua cuộc tranh luận trên báo Sự thật (1948-1949) là người đầu tiên giải thích về dân chủ, dân quyền thông qua luật pháp trong giai đoạn đầu tiên của chế độ mới, rất rành mạch, sáng tỏ, đôi khi rí rỏm của một người có thực tế hành nghề luật nhều năm dướim chính thể một nhà nước đang xây dựng nề pháp quyền đầu tiên trên xứ Đông Dương.
Không chỉ là Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên, mà như luật sư Vũ Đình Hòe viết rất chính xác: Luật sư Vũ Trọng Khánh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công sức xây dựng nền tảng đầu tiên của Nhà nước pháp quyền và chế độ tư pháp nhân dân. Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định, luật sư Vũ Trọng Khánh “có cống hiến xứng đáng đối với sự nghiệp đoàn kết toàn dân và xây dựng nề luật học của nước ta”.
Ngày nay một số người đề cao cụ Phan Chu Trinh là người cổ vũ cho nền dân chủ Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhưng ít người biết về người giải thích nội dung quyền dân chủ thể hiện như thế nào, được pháp luật bảo đảm thế nào dưới mọi thể chế chính trị trong một quốc gia một cách khoa học, chi tiết, hết sức thuyết phục, rất cổ điển và cũng rất hiện đại. Người Việt Nam làm đưcọ việc ấy đầu tiên lại chính là Luật sư Vũ Trọng Khánh.
Tôi có hỏi anh Vũ Tùng – nguyên Phó Chủ tịch Thành hội Luật gia Hải Phòng về điểm đặc sắc của Luật sư Vũ Trọng Khánh trong nghề nghiệp. Anh Tùng bảo “ Bác Khánh trọng chứng hơn trọng cung”.
Cảm nhận của riêng tôi:
Đặc điểm mà mọi người đều dễ thống nhất: Bác Kánh là người trong sáng, nhã nhặn, rất hòa đồng và thân thiện. Khi gặp ý kiến quá khích, bác vẫn giữ được nụ cười tươi và sự độ lượng. Đó là hình ảnh một trí thức khiêm cung thừa hưởng nền nho giáo truyền thống nhưng lại có nét cởi mở chân thực của người trí thức mang đậm chất văn hóa Tây phương văn minh hiện đại..
Bác Khánh không hiếu thắng, là con người thực sự cầu thị. Khi đọc những bài bác viết mới thấy hết sự đặc sắc trong lý luận của bác, rất khúc chiết, chặt chẽ, đầy sức thuýet phục, không khoa trình độ nhưng hàm chứa những thông tin có độ tin cậy cao nhất. Bác viết hay hơn là bác nói, vì tác phong nhr nhẹ không tỏ ra hùng biện của bác.
Trường Trung học Albert Sarraut có kỷ yếu hàng năm thường gửi cho bác qua địa chỉ Liên hiệp hội. tôi đã thấy họ đăng những học sinh có tên trên bảng danh dự. Bác và triết gia Trần Đức Thảo học cùng lớp, cùng giỏi như nhau, nhất là môn toán học.
Tôi có hỏi về Bác Hồ trong Ủy ban soạn thảo Hiến pháp, bác bảo, tôi không biết Cụ Hồ học từ lúc nào mà hiểu biết rất sâu sắc về luật pháp, hiến pháp…Có lúc Cụ Hồ đọc thuộc lòng nguyên văn nhiều đoạn hién pháp, luật pháp nước này, nước khác. Qua nhều lần nói chuyện, tôi thấy Luật sư Vũ Trọng Khánh tỏ ra rất kính trọng, yêu quý Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách thật lòng…
TS. Lã Trọng Long, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Hải Phòng.